• Trang chủ
  • Tin tức y khoa
  • Ngày đột quỵ Thế giới 29/10: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ BE FAST
165 lượt xem

Ngày đột quỵ Thế giới 29/10: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ BE FAST

Ngày 29/10 hằng năm được chọn là Ngày Đột quỵ thế giới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này. BE FAST là cụm từ viết tắt về những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, giúp mọi người dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của bệnh để nhận biết sớm và cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
🆘 Hiện nay, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Bệnh có thể gây tử vong cao và để lại di chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
🔰 Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là bệnh thần kinh nguy hiểm. Nguyên nhân là tình trạng một phần não bị tổn thương đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Nếu vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể đưa đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác,…
✔️ Có 2 loại đột quỵ là:
1️⃣ Đột quỵ do thiếu máu cục bộ ( nhồi máu não): gây ra bởi tắc nghẽn trong động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ.
2️⃣ Đột quỵ do xuất huyết (xuất huyết não): do mạch máu não bị vỡ do phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc bởi dị dạng của mạch máu não, chiếm 15% số ca đột quỵ.
 
⚠️ Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong vài tháng tới mà có thể bạn đã bỏ qua?
Đột quỵ đã và đang trở thành căn bệnh “thời sự” trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ thế giới, ước tính cứ mỗi 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ và ngày càng trẻ hoá với tỷ lệ người mắc dưới 45 tuổi ngày càng tăng cao.
Cảnh giác nếu cơ thể đột nhiên hoặc thường xuyên mắc phải một số dấu hiệu sau đây, bạn có khả năng sẽ bị đột quỵ trong vòng vài tháng – 1 năm tới:
👉 Đau đầu hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn.
👉 Cơ thể đột ngột chậm chạp, phản ứng kém.
👉 Đau dữ dội chân hoặc tay kèm cảm giác tê bì.
👉 Khó khăn khi hít vào thở ra, nhịp thở nhanh, nói câu ngắn, vã mồ hôi.
👉 Mờ mắt, nhìn không rõ.
👉 Đau thắt ngực vùng bên trái sau khi hoạt động quá sức.
Một khi đột quỵ xảy ra, hơn 50% bệnh nhân sẽ tử vong, chỉ 10% có thể phục hồi hoàn toàn.
🌻Thời gian vàng để sơ cứu và cấp cứu người bị đột quỵ
Người bị đột quỵ cần được sơ cứu đúng cách và đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Cấp cứu trong “giờ vàng” (khoảng 3-4,5 giờ đầu từ khi khởi phát triệu chứng) người bệnh có thể được cứu chữa hiệu quả. Bác sĩ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc áp dụng các kỹ thuật khác để điều trị tùy từng trường hợp bệnh.
Mỗi người, nhất là người có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ như đau đầu, choáng váng đột ngột… nên thăm khám tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ, nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý và vấn đề sức khỏe liên quan.
========================
🏥 BỆNH VIỆN QUÂN DÂN Y MIỀN ĐÔNG
—–Hết lòng vì người bệnh—–
📬 50 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
🚑 ĐT cấp cứu 24/7: 028 3730 7125 hoặc 115
Hotline: 0339 308 880
Zalo: Bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông
⏰ Thời gian khám bệnh ngoại trú: 07h00 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6; 07h00 – 11h30 thứ 7 hàng tuần (Trừ ngày Lễ, Tết sẽ có thông báo riêng)